Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Pháp luật đã có rất nhiều cách để tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm: chia; tách; hợp nhất; sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Trong đó, có nhiều công ty lựa chọn việc sáp nhập như một cách cứu cánh để không rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế; hoặc thúc đẩy chiến lược tăng trưởng của mình. Vậy, cách để chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập là gì?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Sáp nhập công ty là gì?

Sáp nhập công ty là việc một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác; bằng cách chuyển toàn bộ tài sản; quyền; nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập; đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Nội dung chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập

Bước 1

Sau khi công ty nhận sáp nhập được cấp đăng ký doanh nghiệp, bị sáp nhập.

Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính gửi thông tin cho Cơ quan thuế.

Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông tin cho Phòng đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế.

Bước 2

Trong thời hạn 01 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được thông tin của Cơ quan thuế; về việc công ty bị sáp nhập hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế; Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính thực hiện cập nhật tình trạng pháp lý; đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; sang tình trạng chấm dứt sự tồn tại; theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3

Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập; bao gồm: chi nhánh; văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị sáp nhập; trước khi chấm dứt tồn tại của các công ty này; trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4

Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi; trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp; công ty nhận sáp nhập gửi thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh; nơi đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b; khoản 2 Điều 61 về Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với công ty bị tách; công ty nhận sáp nhập Nghị định 01/2021/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp như sau:

“2. Trường hợp sáp nhập một hoặc một số công ty vào một công ty khác, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập phải có các giấy tờ tương ứng quy định tại Chương này và các giấy tờ sau đây:
a) Hợp đồng sáp nhập theo quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp;
b) Nghị quyết, quyết định về việc thông qua hợp đồng sáp nhập và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty nhận sáp nhập”

Bước 5

Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính của công ty được nhận sáp nhập; Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty được nhận sáp nhập gửi thông tin cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; để thực hiện chấm dứt tồn tại đối với các công ty này; trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua emaillienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!