Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Cùng với quá trình hoạt động của các tổ chức, xí nghiệp hay sinh hoạt thường nhật của cá nhân, gia đình tạo ra một lượng lớn rác thải đến môi trường. Về nếu không xử lý lượng rác thải đó, chúng sẽ ảnh hưởng không chỉ đến môi trường mà còn cả sức khỏe của chúng ta. Nhiều công ty xử lý rác thải ra đời song không phải công ty nào cũng đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh ngành nghề này theo đúng quy định của pháp luật.

Cùng Luật Hồng Bàng tìm hiểu các điều kiện thành lập công ty xử lý rác thải theo quy định của pháp luật Việt Nam.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật doanh nghiệp 2014

– Luật bảo vệ môi trường 2014

– Nghị định 78/2015 NĐ-CP, sửa đổi bổ sung Nghị định 108/2018 NĐ-CP

– Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

– Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu

2. Thủ tục thành lập công ty có đăng ký ngành nghề xử lý rác thải

Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.

Dịch vụ xử lý rác thải là ngành nghề liên quan đến lĩnh vực môi trường nằm trong hoạt động kinh doanh có điều kiện theo quy định Thông tư 36/2015/TT-BTNMT. Tức là sau khi thành lập công ty có đăng ký ngành nghề về lĩnh vực xử lý rác thải thì công ty đó còn phải xin cấp giấy phép cho hoạt động kinh doanh của mình, sau đó công ty mới có đủ điều kiện để kinh doanh lĩnh vực trên.

3. Các bước để thành lập công ty xử lý rác thải

*Thứ nhất: Về ngành nghề kinh doanh:

Để hoạt động ngành nghề xử lý rác thải , doanh nghiệp cần phải đăng ký hoạt động các ngành nghề như sau:

3700 – Thoát nước và xử lý nước thải

3811 – Thu gom rác thải không độc hại

3812 – Thu gom rác thải độc hại

3821 – Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại

3822 – Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại

3900 – Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng ký thêm các mã ngành nghề kinh doanh cấp 4 khác trong Bảng hệ thống mã ngành nghề kinh doanh Việt Nam ban hành theo Quyết định 27/2018/QĐ_Ttg.

*Thứ hai: Hồ sơ thành lập công ty xử lý rác thải

– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên đối với công ty TNHH, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty Cổ phần;

– Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác cảu các thành viên trong công ty; Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;

– Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;

– Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn làm việc 04 -06 ngày làm việc

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép: Sở kế hoạch và đầu tư – Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi công ty đặt địa chỉ trụ sở chính.

4. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hiện hành

*Điều kiện cấp giấy phép

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký hoạt động ngành nghề xử lý rác thải độc hại( rác thải nguy hại) , đây là hoạt động kinh doanh nguy hiểm, nếu không đảm bảo điều kiện nhất định rất dễ gây ảnh hưởng ra ngoài môi trường và tính mạng, sức khỏe con người. Vậy nên, theo quy định của Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau nếu muốn xin cấp giấy phép hoạt động:

– Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt

– Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật.

– Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

– Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

– Có đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP

– Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có) và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải nguy hại.

– Có phương án bảo vệ môi trường trong đó kèm theo các nội dung về: Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường;…

– Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động

*Hồ sơ xin cấp giấy phép xử lý chất thải

Khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, chủ doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép, bao gồm :

– Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TT-BKHĐT

– 01 bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây viết tắt là báo cáo ĐTM) được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư

– 01 bản sao văn bản về quy hoạch có nội dung quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt.

– Các giấy tờ pháp lý đối với trạm trung chuyển CTNH (nếu có)

– Các mô tả, hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư

– Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư. Kế hoạch vận hành thử nghiệm được đóng quyển riêng với bộ hồ sơ đăng ký.

* Cơ quan tiếp nhận và thời gian xử lý:

– Bộ Tài Nguyên môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và Cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại

– Thời gian xử lý hồ sơ: Thời gian từ khi tiếp nhận và được cấp giấy phép là khoản 2 tháng( Thời gian có thể kéo dài hơn trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, thiếu sót hoặc  kết quả vận hành thử nghiệm xử lý chưa đáp ứng điều kiện)

Trên đây là bài viết chi tiết hướng dẫn Thủ tục thành lập công ty xử lý rác thải của Luật Hồng Bàng.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư:  Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!  

Công ty Luật Hồng Bàng./.