Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 10/2020/NĐ-CP
- Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT
- Thông tư số 02/2021/TT-BGTVT
Kinh doanh vận tải là gì?
Khoản 1, Điều 66, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:
Kinh doanh vận tải bằng ô tô bao gồm: Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định; Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định; Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền; Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải; Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.
Điều kiện để xin giấy phép kinh doanh vận tải là gì?
Điều kiện chung để hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải đó là :
– Phải tiến hành đăng ký kinh doanh.
– Phương tiện vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo đúng quy định
– Người điều hành hoạt động kinh doanh vận tải phải có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên và đã tham gia công tác quản lý vận tải tại các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải ít nhất là 03 năm;
– Có nơi đỗ xe theo quy định, bảo đảm số lượng, chất lượng cũng như niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh
– Có đủ số lượng phương tiện vận tải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp khi thuê xe.
– Trường hợp phương tiện vận tải đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã thì phải có cam kết kinh tế giữa hợp tác xã và xã viên, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của hợp tác xã đối với phương tiện vận tải thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.
– Ngoài ra, nếu doanh nghiệp vận tải hàng hóa thì cần đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Đơn vị kinh doanh, xin giấy phép kinh doanh vận tải phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định 86/2014/NĐ-CP
+ Từ ngày 01/07/2017, doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container; sử dụng xe đầu kéo romooc, sơmi romooc, xe oto vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly lớn hơn 300km phải đảm bảo số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
+ Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương: ít nhất 05 xe; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định: Từ 03 xe trở lên.
+ Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: ít nhất là 10 xe;
– Cần tiến hành đăng ký ngành nghề
+ Ngành nghề vận tải hàng hóa, hành khách thông thường. Đối với hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách thông thường, bạn lựa chọn mã ngành phù hợp trong khoảng từ mã 4911 đến mã 5120.
+ Ngành nghề vận tải đa phương thức nội địa và quốc tế: Ngành nghề vận tải đa phương thức nội địa và quốc tế tương ứng với hai loại giấy phép độc lập đó là: Giấy phép vận tải đa phương thức nội địa và Giấy phép vận tải đa phương thức quốc tế. Tùy theo loại giấy phép con bạn cần xin mà cần phải ghi nhận chi tiết nội dung này trong mã ngành 8299 khi đăng ký kinh doanh vận tải hàng hóa.
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải được tiến hành thông qua 03 bước, căn cứ vào Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để nộp tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định nội dung và cấp giấy phép kinh doanh.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.