- Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Luật Hóa chất năm 2007;
- Nghị định 113/2017/NĐ – CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
- Thông tư 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương Quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.
- Yêu cầu của khách hàng
Tư vấn điều kiện kinh doanh sản phẩm cồn công nghiệp.
- Điều kiện kinh doanh hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp
Kinh doanh hóa chất là hoạt động buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất để cung ứng trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất là chứng từ mà cơ quan nhà nước cung cấp cho doanh nghiệp, cơ sở đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Cồn công nghiệp là một trong những hóa chất công nghiệp vì vậy Quý Công ty muốn kinh doanh sản phẩm này cần đáp ứng những điều kiện chung về kinh doanh hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp như sau:
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề kinh doanh hóa chất như mã ngành: 4669 – Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu, 4773 – Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh,…
- Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật phù hợp với quy mô hoạt động và đặc tính của hóa chất, trong đó:
a. Về Kho chứa:
- Có lối, cửa thoát hiểm. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp;
- Hệ thống thông gió phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hệ thống thông gió;
- Hệ thống chiếu sáng đảm bảo yêu cầu lưu trữ hóa chất;
- có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo nguy hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất, treo ở nơi dễ thấy;
- Sàn nhà phải chịu được hóa chất, tải trọng, không gây trơn trượt, có rãnh thu gom và thoát nước tốt;
- Có hệ thống thu lôi chống sét hoặc nằm trong khu vực được chống sét an toàn và được định kỳ kiểm tra;
- Đáp ứng đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động;
b. Về bao bì
- Vật chứa, bao bì phải đảm bảo kín, chắc chắn, có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển
- Bao bì đã qua sử dụng phải bảo quản riêng
- Trước khi nạp hóa chất phải kiểm tra bao bì, vật chứa hóa chất, làm sạch bao bì đã qua sử dụng để loại trừ khả năng phản ứng, cháy nổ khi nạp hóa chất.
- Các vật chứa, bao bì đã qua sử dụng nhưng không sử dụng lại phải được thu gom, xử lý
c. Về bảo quản, vận chuyển hóa chất
- Các hóa chất nguy hiểm phải được phân khu, sắp xếp theo tính chất của từng loại hóa chất.
- Không được bảo quản chung các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau hoặc có yêu cầu về an toàn hóa chất, phòng, chống cháy nổ khác nhau trong cùng một khu vực.
- Hóa chất trong kho phải được bảo quản theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, đảm bảo yêu cầu an toàn, thuận lợi cho công tác ứng phó sự cố hóa chất.
- Quá trình vận chuyển hóa chất phải thực hiện theo quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm.
d. Về trang thiết bị, vật tư:
- Trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống sét, phòng, chống rò rỉ, phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác;
- Trang thiết bị bảo hộ lao động;
- Trang thiết bị bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý chất thảie. Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ được cơ quan có thẩm quyền cấp phép phê duyệt về phòng cháy, chữa cháy;
f. Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất được cơ quan có thẩm quyền cấp phép phê duyệt về phòng cháy, chữa cháy;
g. Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất;h. Các đối tượng làm việc trong cơ sở kinh doanh hóa chất phải được huấn luyện an toàn hóa chất bao gồm:
- Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
- Cấp phó của người đứng đầu được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.
- Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;
- Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
- Người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.