Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Góp vốn vào doanh nghiệp là một trong những hình thức kinh doanh khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trước khi tham gia vào hình thức kinh doanh này, chúng ta cần nắm rõ đối tượng, chủ thể nào được pháp luật cho phép. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hồng Bàng xin chia sẻ với Quý độc giả một số quy định pháp luật về chủ thể góp vốn trong doanh nghiệp.

  • Cơ sở pháp lý:
  • Luật doanh nghiệp năm 2014,
  • Đối tượng góp vốn trong doanh nghiệp:

Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.Các đối tượng không được góp vốn theo quy định của Luật cán bộ, công chức. Cụ thể:

Khoản 3 Điều 14 Luật viên chức quy định: “…được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác”

Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng quy định: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, anh, chị,em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán- tài vụ, làm thủ quỹ, thủ khô trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hóa, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp

Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố mẹ, con, anh, chị, em ruột cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột giữ chức vụ quản lý tổ chức nhân sự, kế toán- tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hóa, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp. Từ những phân tích trên, cán bộ, công chức, viên chức có thẻ tham gia góp vốn ở từng loại hình doanh nghiệp như sau:

  • Đối với công ty cổ phần, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì cán bộ, công chức, viên chức không thể tham gia góp vốn
  • Đối với công ty hợp danh, cán bộ, công chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên góp vốn.

Quý khách nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: Mr.Nhật Nam qua hotline: 0968.356.575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

          Chúc Quý Khách cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!