Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Điều kiện đối với hoạt động kinh doanh mua bán nợ như thế nào? Quy định về việc mua bán nợ và Đăng ký kinh doanh về ngành nghề mua bán nợ như thế nào?

Mua bán nợ là gì?

Mua bán nợ hiện tại không có định nghĩa cụ thể về mặt pháp lý, tuy nhiên có thể hiểu mua bán nợ là việc chủ nợ chuyển quyền đòi nợ cho một đơn vị, cá nhân khác với mức giá thấp hơn số nợ ban đầu.

Điều kiện mua bán nợ

Trước đây, theo nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ quy định điều kiện với doanh nghiệp mua bán nợ như sau:

Điều 5. Điều kiện chung đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ
1. Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phù hợp với quy định của Nghị định này.
2. Doanh nghiệp phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này. Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động thì mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu cao nhất trong số các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện.
3. Người quản lý của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;
b) Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhận;
c) Là người quản lý hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ;
d) Những người đã làm việc trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đáp ứng thêm điều kiện: Không là người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 03 năm trước liền kề.

Tuy nhiên, nghị định 69/2016/NĐ-CP đã hết hiệu lực vào ngày 01/01/2021 và chưa có văn bản thay thế

Điều 131. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký.
2. Các Nghị định, quy định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
b) Nghị định số 37/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2020 bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
c) Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài;
d) Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
đ) Nghị định số 69/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ;
e) Nghị định số 79/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư; kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản;
g) Điều 2 của Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Do vậy, đối với lĩnh vực kinh doanh mua bán nợ hiện nay được xem như ngành nghề không có điều kiện. Theo quy định tại khoản 1 điều 7 luật doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Điều 7. Quyền của doanh nghiệp
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

Đăng ký kinh doanh ngành nghề mua bán nợ

Để đăng ký kinh doanh ngành nghề mua bán nợ khách hàng có thể đăng ký ngành nghề theo nội dung sau:

STT Tên ngành Mã ngành
1 Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội)
Chi tiết:
– Hoạt động mua bán nợ; Tư vấn mua bán nợ; Môi giới mua bán nợ (Không bao gồm kinh doanh dịch vụ đòi nợ)
6499

Lưu ý: Theo quy định tại điều 6 luật đầu tư 2020 ngành nghề đòi nợ là một trong những ngành nghề bị cấm kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp không thể kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Theo đó, để việc đòi nợ được thuận tiện các chủ nợ có thể bán khoản nợ cho các công ty mua bán nợ hoặc liên hệ các công ty luật, văn phòng luật sư và thực hiện ủy quyền đòi nợ cho các đơn vị này.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua emaillienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.