Thế nào là kinh doanh hoạt động thể thao? Giấy phép kinh doanh bể bơi là gì? Điều kiện kinh doanh bể bơi gồm những gì? Thủ tục kinh doanh bể bơi gồm những bước nào? Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh bể bơi như thế nào?
Đăng ký xin giấy phép hoạt động bể bơi hoạt động doanh nghiệp gồm những bước nào? Tại sao khi kinh doanh bể bơi lại phải thực hiện thủ tục xin giấy phép? Trường hợp cấp lại, thu hồi giấy phép kinh doanh bể bơi được quy định thế nào? Hãy cùng Luật Hồng Bàng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Thế nào là kinh doanh hoạt động thể thao? Giấy phép kinh doanh bể bơi?
Luật thể dục, thể thao 2018 có quy định về khái niệm kinh doanh hoạt động thể thao như sau: Kinh doanh hoạt động thể thao là việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao để cung cấp một số dịch vụ hướng dẫn tập luyện, tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao nhằm mục đích sinh lợi.
Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm “Giấy phép kinh doanh bể bơi”, tuy nhiên, có thể hiểu “Giấy phép kinh doanh bể bơi” là văn bản được cấp cho cơ sở kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao bởi Cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ghi nhận những điều kiện kinh doanh của dịch vụ thể dục thể thao.
2. Điều kiện kinh doanh bể bơi?
Luật Thể dục, thể thao 2018 có quy định điều kiện kinh doanh thể thao như sau:
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
- Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh. Nguồn tài chính do cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao tự chịu trách nhiệm.
- Có nhân viên chuyên môn khi kinh doanh.
2.1. Điều kiện về nhân viên chuyên môn?
Điều kiện về nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện:
- Phải là huấn luyện viên, hướng dẫn viên hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên.
- Phải có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao phù hợp từ bậc trung cấp trở lên.
- Sở hữu Giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc tế, Liên đoàn thể thao quốc gia cấp.
- Sở hữu Giấy chứng nhận được đào tạo chuyên môn của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.
Điều kiện về nhân viên cứu hộ:
- Phải đảm bảo luôn có nhân viên cứu hộ thường trực khi có người tham gia tập luyện.
- Số lượng nhân viên cứu hộ phải đảm bảo tỷ lệ 200m2 bể bơi/nhân viên hoặc khi có đông người tham gia tập luyện phải đảm bảo tỷ lệ 50 người bơi/nhân viên.
- Nhân viên cứu hộ phải có chứng nhận chuyên môn cứu hộ do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
Điều kiện về nhân viên y tế:
- Có chuyên môn thường trực đảm bảo trong thời gian bể bơi hoạt động.
- Có đủ trình độ cấp cứu, sơ cứu trình độ chuyên môn theo quy định.
2.2. Điều kiện về cơ sở vật chất?
Điều kiện của bể bơi:
- Kích thước: Bể bơi được xây dựng có kích thước tối thiểu 8m*18m hoặc có diện tích tương đương.
- Đáy bể có độ dốc đều, không gấp khúc, chênh lệch độ sâu không quá 1m đối với bể bơi có chiều dài trên 25m hoặc không quá 0,5m đối với bể bơi có chiều dài đến 25m.
- Thành bể, đáy bể sạch, gạch lát nền không nứt vỡ.
Điều kiện về bục nhảy: Chỉ được lắp bục xuất phát bơi đối với bể bơi có độ sâu tối thiểu 1,35m.
Điều kiện bồn nhúng chân:
- Bồn nhúng chân đặt tại vị trí trước khi người tập xuống bể với chiều sâu bồn nhúng chân từ 0,15m đến 0,2m.
- Lát gạch tráng men và đủ nước, độ trong và độ clo dư tốt.
Điều kiện nhà tắm, nhà vệ sinh và phòng thay đồ:
- Phần sàn của các khu vực này phải phẳng, không đọng nước, không trơn trượt.
- Hệ thống âm thanh tình trạng tốt.
- Hệ thống ánh sáng đảm bảo độ sáng không nhỏ hơn 300 Lux ở mọi địa điểm trên mặt nước bể bơi.
Điều kiện về nước:
- Nước bể bơi phải đáp được chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt theo Thông tư số 05/2009/BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thay nước, cọ rửa, khử trùng nước theo quy định ít nhất 1 lần/tuần trong trường hợp dùng nước giếng khoan, không có hệ thống lọc tuần hoàn và xử lý bằng hoá chất. Đối với các trường hợp bể bơi có hệ thống lọc tuần hoàn thì cần tối thiểu 1 lần/ngày làm vệ sinh, bơm bù đủ nước.
2.3. Điều kiện về trang thiết bị
Tiêu chuẩn về dây phao:
- Dây phao dọc: căng dọc theo đường bơi cho các bể bơi có độ sâu từ 1,40m trở lên dùng cho các đối tượng đã biết bơi.
- Dây phao ngang: căng ngang bể bơi để chia khu vực có độ sâu từ 1m trở xuống cho người chưa biết bơi ngăn với khu vực có độ sâu hơn 1m đối với bể bơi có độ sâu khác nhau.
Điều kiện trang bị cứu hộ:
- Ghế: Ghế cứu hộ phải có chiều cao ít nhất 1,50m (tính từ mặt bể), được đặt ở hai bên thành bể để đảm bảo vị trí quan sát thuận lợi cho nhân viên cứu hộ.
- Sào cứu hộ: Phải có ít nhất 06 sào cứu hộ dài 2,50m, sào cứu hộ được sơn màu đỏ – trắng, được đặt ở các vị trí thuận lợi trên thành bể dễ phát hiện để khi cần mọi người đều có thể sử dụng.
- Phao cứu sinh: Phải có ít nhất 06 chiếc phao cứu sinh được đặt ở vị trí dễ nhìn thấy.
Điều kiện về bảng biểu:
- Bảng nội quy: Nội dung quy định trách nhiệm của cơ sở hoạt động thể thao; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tập luyện, quy định khuyến cáo người không nên tham gia bơi lội,….
- Biển báo: Khu vực bể bơi phải đặt ở các hướng khác nhau và thuận lợi nhất cho việc quan sát. Bảng báo hiệu khu vực dành cho người không biết bơi (có độ sâu từ 1m trở xuống) đặt trên thành bể sát khu vực khuyến cáo.
3. Thủ tục đăng ký kinh doanh bể bơi?
Pháp luật về Thể dục, thể thao có quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh bể bơi như sau:
Bước 1: Xác định nơi xin giấy phép kinh doanh bể bơi, giấy chứng nhận quyền sở hữu bể bơi hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng.
Bước 2: Đặt tên cho cơ sở kinh doanh bể bơi và lựa chọn loại hình thành lập công ty.
Bước 3: Làm hồ sơ xin giấy phép kinh doanh bể bơi bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đứng chịu trách nhiệm pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh bể bơi.
- Điều lệ thành lập công ty.
- Đơn xin cấp giấy phép.
- Giấy ủy quyền, chứng minh thư của người đi nộp hồ sơ.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh; nộp phí, lệ phí tại Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện hoặc nộp tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố.
Bước 5: Sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép kinh doanh.
Bước 6: Hoàn thành thủ tục đăng ký hồ sơ thuế ban đầu.
Bước 7: Nộp thuế môn bài thông qua cổng thông tin điện tử.
4. Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh bể bơi?
Để bể bơi được hoạt động, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thủ tục xin giấy phép hoạt động kinh doanh như sau:
Bước 1: Làm hồ sơ xin giấy chứng nhận kinh doanh bể bơi, trong đó bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh doanh hoạt động thể thao môn bơi, lặn.
- Bản tóm tắt chuẩn bị các điều kiện kinh doanh.
- Hồ sơ huấn luyện viên hoặc hướng dẫn viên đã qua đào tạo nhân viên cứu hộ gồm: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, văn bằng, hợp đồng lao động.
- Hồ sơ nhân viên y tế phụ trách tại bể bơi gồm: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, văn bằng, hợp đồng lao động
- Hồ sơ địa điểm kinh doanh bể bơi gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm.
- Giấy xét nghiệm nước bể bơi.
- Xác nhận của chính quyền địa phương.
- Cam kết đảm bảo an ninh trật tự.
- Bảo hiểm phục vụ vui chơi giải trí.
- Ảnh màu toàn cảnh bể bơi, ảnh thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Bước 3: Hoàn thành hồ sơ và nhận giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ bể bơi.
5. Đăng ký xin giấy phép hoạt động bể bơi để bể bơi hoạt động của doanh nghiệp?
Pháp luật quy định chủ thể thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh bể bơi bao gồm: doanh nghiệp, hộ kinh doanh,… nộp hồ sơ tại Sở Văn hoá thể thao và du lịch.
Thời gian giải quyết thủ tục xin giấy phép kinh doanh bể bơi là 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp.
Hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh bể bơi bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh.
- Bản sao chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sổ đỏ hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp.
- Bản sao có giá trị pháp lý chứng chỉ chuyên môn của huấn luyện viên do Liên đoàn thể thao dưới nước quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng hoặc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch cấp.
- Bản sao có giá trị pháp lý hoặc bản photo chứng chỉ về y học thể thao của nhân viên y tế do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
- Bản sao có giá trị pháp lý giấy chứng nhận đã qua lớp tập huấn cứu hộ, cứu đuối do Liên đoàn thể thao dưới nước cấp thành phố hoặc trung ương hoặc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch cấp của nhân viên cứu hộ, cứu đuối.
- Hợp đồng lao động của huấn luyện viên, cứu hộ, cứu đuối, bác sĩ hoặc nhân viên y tế làm việc tại bể bơi kèm bằng cấp chuyên môn, sơ yếu lý lịch, chứng minh nhân dân bản sao chứng thực (không quá 6 tháng).
- Giấy xét nghiệm nước bể bơi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đó có kết luận nước đủ tiêu chuẩn.
- Ảnh màu A4 chụp toàn cảnh bể bơi và các khu vực liên quan như phòng cất đồ, thay đồ, khu tắm tráng, khu y tế…
- Ảnh chụp A4 nội quy bể bơi.
6. Tại sao khi kinh doanh bể bơi lại cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép?
Căn cứ theo Luật Thể dục, thể thao có quy định: doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh kinh doanh bể bơi phải có giấy phép kinh doanh bể bơi được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, căn cứ vào Nghị định 46/2019/NĐ-CP, khi thực hiện hoạt động kinh doanh mà không làm thủ tục xin cấp phép thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.
7. Khi cấp giấy phép kinh doanh bể bơi thì cơ quan nhà nước có kiểm tra hay không?
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể sẽ thực hiện kiểm tra hoạt động kinh doanh bể bơi trước hoặc sau khi cấp giấy phép; hoạt động kiểm tra này dựa vào quy định của mỗi Sở về cơ chế kiểm tra khi cấp giấy phép kinh doanh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn về mặt pháp luật, khi xin cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh cần phải tuân thủ những quy định kể trên.
8. Cơ sở pháp lý
- Luật Thể dục, thể thao 2018.
- Thông tư 03/2018/TT-BVHTTDL.
Luật Hồng Bàng chính là đơn vị có thể giúp quý khách thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh bể bơi một cách nhanh chóng, dễ dàng, đảm bảo sự chuyên nghiệp trong công việc.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.