1. Cơ sở pháp lý
- Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 ban hành ngày 12/12/2019 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021
- Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2020, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021
- Thông tư 35/2016/TT-BCT quy định các trường hợp miễn giấy phép lao động, không thuộc trường hợp xin cấp giấy phép lao động của người nước ngoài
- Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/08/2017 của bộ lao động thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại việt nam qua mạng điện tử
- Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được Chính phủ có hiệu lực từ ngày 18/9/2023.
2. Thủ tục xin gia hạn giấy phép lao động
2.1 Thời gian phải gia hạn giấy phép lao động
Theo quy định của Luật thì thời điểm giấy phép lao động của người nước ngoài còn hạn từ 5 đến 45 ngày người nước ngoài và doanh nghiệp sử dụng lao động phải làm thủ tục gia hạn giấy phép làm việc. Tuy nhiên lời khuyên thực tế của chúng tôi là nên làm các thủ tục gia hạn GPLĐ trong khoảng thời gian từ 30 đến 45 ngày làm phù hợp.
Trong trường hợp nếu quá thời hạn này mà không gia hạn thì người nước ngoài phải làm thủ tục xin cấp mới giấy phép lao động theo một quy trình phức tạp từ đầu; bị cơ quan quản lý lao động xử phạt theo quy định hoặc việc quá hạn giấy phép lao động dẫn đến thời hạn của visa, thẻ tạm trú gặp khó khăn trở ngại.
Thời hạn của giấy phép lao động do doanh nghiệp sử dụng người lao động đề nghị với cơ quan cấp giấy phép lao động nhưng tối đa không quá 02 năm ( 24 tháng) theo quy định của Luật lao động.
2.3. Trước khi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động người lao động có cần khám sức khỏe lại không?
Khám sức khỏe là yêu cầu bắt buộc đối với người lao động nước ngoài để đảm bảo quyền lao động của người lao động và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. Nên trước khi làm thủ tục gia hạn người nước ngoài cần đến các Bệnh viện và cơ sở y tế theo quy định để kiểm tra sức khỏe.
2.4. Trước khi nộp hồ sơ giấy phép lao động doanh nghiệp có cần đăng ký và giải trình nhu cầu sử dụng lao độn nước ngoài không?
Trước khi nộp hồ sơ và làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, doanh nghiệp, tổ chức…. phải làm thủ tục đăng ký nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại đơn vị của mình thông qua hình thức trực tiếp hoặc online qua mạng. Văn bản chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài là một tài liệu bắt buộc khi làm thủ tục gia hạn giấy phép lao động.
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo mẫu số 11
2. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
3. Các giấy tờ đối với người lao động nước ngoài:
a. Bản gốc giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày trước ngày giấy phép lao động đã được cấp hết hạn;
b. Bản gốc giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định
c. Văn bản chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài
Lưu ý: Giấy phép lao động chỉ được gia hạn 1 lần, đến lần tiếp theo phải làm thủ tục cấp mới
– Tùy vào từng trường hợp cụ thể có thể phát sinh một số giấy tờ khác như: “Quyết định bổ nhiệm, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, điều lệ công ty, …Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
– Các giấy tờ bằng được cấp tại nước ngoài thì phải làm thủ tục Hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định và được dịch thuật công chứng ra tiếng Việt theo quy định
– Giấy phép lao động chỉ được gia hạn 1 lần, đến lần tiếp theo phải làm thủ tục cấp mới
4. Nơi nộp hồ sơ xin cấp lại/gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài
4.1. Thời gian giải quyết hồ sơ xin gia hạn giấy phép lao động
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thực hiện cấp giấy phép lao động gia hạn cho người lao động nước ngoài. Trường hợp không cấp giấy phép lao động gia hạn thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4.2. Thẩm quyền xử lý
– Đối với văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được chính phủ, bộ ngành cấp phép thành lập, hoạt động hoặc người lao động làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ do Bộ lao động – Thương binh và xã hội phê duyệt, cấp giấy phép lao động gia hạn.
-Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động tại nhiều địa điểm trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức do UBND, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện cấp phép thành lập, hoạt động sẽ do Sở lao động Thương binh và xã hội tỉnh, thành phố cấp. Ngoài ra, Sở lao động Thương binh xã hội còn cấp giấy phép lao động gia hạn đối với người lao động làm việc cho các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất của địa phương mình.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!