Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Cà phê là một trong những ngành hot của thị trường Việt Nam hiện nay. Quán cafe phủ sóng khắp cả các tỉnh thành, từ thành phố lớn đến thôn quê, từ đường cái đến ngõ hẻm, đi đâu đâu bạn cũng có thấy quán cà phê. Mở quán kinh doanh cà phê được nhiều người lựa chọn khi khởi nghiệp do tiềm năng của thị trường khá lớn, lợi nhuận tốt, vốn linh hoạt và có thể chọn nhiều loại hình kinh doanh quán cà phê khác nhau, Vậy kinh doanh quán cà phê thuộc lĩnh vực kinh doanh nào?

Căn cứ pháp lý

Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT

Quyết định 27/2018/QĐ-TTg

Hồ sơ, thủ tục làm giấy phép kinh doanh quán cafe

Theo các quy định của pháp luật hiện hành, khi tiến hành đăng ký kinh doanh quán cafe theo mô hình hộ kinh doanh, các cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (quy định tại Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT), bao gồm các nội dung sau:
  • Tên hộ kinh doanh, địa điểm, số điện thoại;
  • Họ tên, chữ ký, địa chỉ cư trú, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước người đứng đầu hộ kinh doanh;
  • Ngành nghề kinh doanh: thực phẩm;
  • Số vốn kinh doanh;
  • Số lao động sử dụng.
  • Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
  • Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Mở quán cà phê có cần giấy phép kinh doanh không?

Theo các quy định của pháp luật hiện hành, Chính phủ quy định các cá nhân hoạt động của hộ kinh doanh không cần phải đăng ký hộ kinh doanh bao gồm: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp. làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Tuy nhiên, nếu kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, những đối tượng nêu trên vẫn bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định.

Đối với mô hình kinh doanh quán cafe, đây là cơ sở kinh doanh bao gồm dịch vụ ăn uống yêu cầu chất lượng an toàn thực phẩm, có địa điểm kinh doanh cụ thể và cố định.

Từ những phân tích trên, khi các cá nhân muốn mở quán cafe nhỏ phải tiến hành đăng ký kinh doanh.

Mở quán cà phê cần giấy phép gì?

Theo các quy định của pháp luật hiện hành, khi tiến hành mở quán cafe, các cá nhân cần chuẩn bị các loại giấy phép sau:

  • Giấy phép kinh doanh quán cafe: Giấy phép kinh doanh quán cafe trong trường hợp này chính là giấy phép kinh doanh. Chủ cửa hàng cafe tiến hành đăng ký kinh doanh cho cửa hàng, quán cafe.
  • Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm:

Do kinh doanh cafe thuộc lĩnh vực liên quan đến thực phẩm nên bắt buộc phải có giấy chứng nhận đầy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Kinh doanh quán cà phê thuộc lĩnh vực kinh doanh nào?
Kinh doanh quán cà phê thuộc lĩnh vực kinh doanh nào?

Kinh doanh quán cà phê thuộc lĩnh vực kinh doanh nào?

Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/8/2018 thay thế cho quyết định 10/2007/QĐ-TTg. Thì quán cafe thuộc ngành nghề kinh doanh: bán buôn, bán lẻ cafe (thu mua cafe), chế biến cafe và kinh doanh cafe thành phẩm.

Các mã ngành bao gồm: Mã ngành 4632 – Bán buôn thực phẩm, trong đó bán buôn cà phê – mã ngành 46324 (Nhóm này gồm: Bán buôn cà phê hạt, đã hoặc chưa rang, cà phê bột).

Thủ tục đăng ký kinh doanh quán cà phê

Thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe bao gồm các bước như sau:

Nộp hồ sơ:

Sau khi chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cụ thể nộp tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch vụ công) thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

Thời gian làm thủ tục:

Trong 03 – 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Lệ phí: Thông thường là 100000 đồng/1 lần.

Hồ sơ, thủ tục xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm khi kinh doanh quán cafe

Hồ sơ xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi tiến hành xin Giấy phép chứng nhận an toàn thực phẩm khi kinh doanh quán cafe, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Giấy khám sức khỏe và CMND cho những nhân sự đang làm việc tại quán cafe;
  • Tờ khai “Đề nghị sát hạch kiến thức VSATTP” theo mẫu;
  • Tên tổ chức/doanh nghiệp kinh doanh, địa chỉ, địa điểm kinh doanh, số điện thoại;
  • Số giấy đăng ký kinh doanh hoặc CMND người đại diện;
  • Danh sách cá nhân tham gia xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có chứng thực), bản công bố chất;
  • lượng cà phê (bản photo có chứng thực), hóa đơn mua bán cà phê, giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cà phê;
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở;
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh;
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối (bỏ qua nếu là đăng ký kinh doanh cá thể);
  • Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở;
  • Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người quản lý;
  • Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở;
  • Các nguyên vật liệu tại quán phải có đầy đủ hợp đồng cung cấp, hóa đơn bán hàng…

Thủ tục xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:

  • Nộp hồ sơ: Tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục an toàn vệ sinh thực phẩm vào các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6.
  • Sau khi nộp hồ sơ: Cục An toàn thực phẩm sẽ tiến hành cử đoàn thẩm định về cửa hàng để tiến hành thẩm định. Nếu cửa hàng của bạn đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sau 15 ngày.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp.
  • Nếu kết quả thẩm định không đạt, bạn sẽ bị thẩm định lại trong thời hạn tối đa 03 tháng, nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì bạn có thể sẽ bị đình chỉ hoạt động của quán.
  • Đồng thời, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ lập kế hoạch kiểm tra kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và thông báo cho tổ chức, cá nhân đến tham dự kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm.
  • Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp giấy xác nhận về kiến thức an toàn thực phẩm cho những người trả lời đúng 80% câu hỏi.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.