Mỗi một sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài đều mang đến nguồn thu nhập khá lớn cho nền kinh tế nước ta. Một trong số đó không thể bỏ qua ngành xuất khẩu hàng phế liệu. Việc xuất khẩu phế liệu này như một bước đi giúp loại bỏ những phế phẩm và bảo vệ môi trường tốt hơn. Vậy cần những Thủ tục hải quan xuất khẩu phế liệu như thế nào? Hãy cùng Luật Hồng Bàng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Chính sách của nhà nước về thủ tục xuất khẩu phế liệu
Mỗi sản phẩm khi xuất khẩu đều phải chấp hành một số quy định cũng như nghị định mà nhà nước đề ra. Vì vậy xuất khẩu phế liệu cũng không ngoài lệ.
Chính sách của nhà nước về thủ tục xuất khẩu phế liệu
Theo quy định Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương:
“Những mặt hàng phế liệu không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hay theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, thì khi xuất khẩu chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu thông thường tại Chi cục Hải quan cửa khẩu”
Vì vậy việc xuất khẩu phế liệu không phải hàng hóa cấm. Và để có thể xuất khẩu chỉ cần làm đầy đủ thủ tục xuất khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. Thông qua việc xin phép tại Hải quan thì sẽ không phải xin giấy phép xuất khẩu phế liệu.
2. Một số thủ tục xuất khẩu phế liệu hiện nay
Để giúp hiểu rõ hơn về các quy định trong xuất khẩu bạn có thể tham khảo các quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015. Tại đây bạn có thể tìm hiểu được một số
“Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu” (Hiện nay một số quy định được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC).
Và để có thể thực hiện được thủ tục xuất khẩu phế liệu bạn cần thực hiện một bộ hồ sơ theo Điều 16 của Thông tư của thông tư trên. Các giấy tờ cần chuẩn bị gồm:
- Đầu tiên cần có tờ khai hải quan cần chuẩn bị đầy đủ các chỉ tiêu thông tin quy định;
- Thông thường những hóa đơn thương mại, chứng từ có giá trị tương đường. Người mua trong trường hợp cần thanh toàn cho người bán cần có 1 bản chụp
- Các loại giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu từ các cơ quan có thẩm quyền. Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện cần quản lý cần giấy phép
- Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;
- Xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.
- Các giấy thông báo miễn kiểm tra, giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Có thể gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.
Lưu ý
Với trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp. Hay không nói rõ là nộp bản nào bản chính hay bản chụp thì khi xuất khẩu qua hải quan có thể nộp bản chụp.
Đối với trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành có thể sử dụng nhiều lần phù hợp với thời hạn của Giấy. Lúc này người khai hải quan chỉ cần nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi sẽ xuất lô hàng đầu tiên;
- Những yêu cầu về chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật. Cần nộp 1 bản chụp vào lần xuất khẩu đầu tiên.
- Nộp 1 bản hợp đồng ủy thác. Đối với những trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu. Hay có những giấy tờ khác như: giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân. Lúc này các giấy đều phải đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác. Ngoài ra khi sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
Có thể nói tùy thuộc vào yêu cầu của nước nhập khẩu đến mà sẽ cần những giấy tờ khác nhau.
3. Vấn đề về thuế, mã HS
Ngoài chuẩn bị những yêu cầu trên thì việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng là điều rất quan trọng. Cần phải căn cứ vào tính chất và cấu tạo thực tế của hàng hóa xuất khẩu.
Thông thường để có thể xác định mã số HS. Thì trước khi làm thủ tục xuất khẩu phế liệu, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015:
“Quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” (sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC).
Trên đây là một số thông tin về thủ tục hải quan xuất khẩu phế liệu mà chúng tôi muốn cung cấp tới bạn. Hy vọng với những thủ tục mà chúng tôi đề cập ở trên, bạn có thể làm được hồ sơ một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
Trên đây là bài viết chi tiết hướng dẫn Thủ tục xuất khẩu phế liệu ra nước ngoài của Luật Hồng Bàng.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.