Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Họp báo là một sự kiện truyền thông được các doanh nghiệp sử dụng để quảng bá cho sản phẩm, khai trương, khánh thành,… nhằm mục đích tạo niềm tin, củng cố vị trí với đối tác và người tiêu dùng đồng thời giúp doanh nghiệp, tổ chức tìm kiếm nhà đầu tư, hợp tác. Tuy nhiên để tổ chức họp báo, cần có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đây Hồng Bàng sẽ tư vấn về Thủ tục cho phép họp báo (trong nước).

Đối tượng được tổ chức họp báo trong nước

Theo quy định tại Điều 41 Luật Báo chí 2016 các đối tượng được tổ chức hợp báo bao gồm:

  • Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền tổ chức họp báo để công bố, tuyên bố, giải thích, trả lời các nội dung có liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
  • Người phát ngôn hoặc người chịu trách nhiệm cung cấp thông tin của tổ chức chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước; các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cấp tỉnh; các bộ, cơ quan ngang bộ; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm họp báo định kỳ và đột xuất để cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí.
  • Cơ quan, tổ chức không thuộc quy định trên và công dân có quyền tổ chức họp báo để cung cấp thông tin cho báo chí.

Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính cho phép họp báo trong nước

  • Phải thông báo bằng văn bản trước 24 giờ tính đến thời điểm dự định họp báo.
  • Phải đăng ký bằng văn bản chậm nhất trước 48 giờ (đối với cơ quan nước ngoài và cá nhân người nước ngoài).
  • Nội dung họp báo phải đúng với nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trả lời chấp thuận, trường hợp không có văn bản trả lời thì phải đúng với nội dung đã thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
  • Nội dung họp báo không có thông tin quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 9 Luật Báo chí 2016
  • Nội dung họp báo phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục đích của Công ty, Doanh nghiệp hoặc Tổ chức đó.
  • Không vi phạm các quy định tại Điều 10 Luật Báo chí 2016.

Thủ tục Cho phép họp báo trong nước

Hồ sơ

Văn bản thông báo họp báo gồm những thông tin sau:

  • Địa điểm họp báo
  • Thời gian họp báo
  • Nội dung họp báo
  • Người chủ trì họp báo

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định về thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục này và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bảo đảm theo đường bưu chính đến Sở Thông tin và Truyền thông.

Bước 2: Bộ phận Một cửa của Sở Thông tin và Truyền thông tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Bộ phận Một cửa sẽ gửi thông báo nêu lý do từ chối hồ sơ.

Bước 3: Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định hồ sơ, có văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận cho họp báo phải nêu rõ lý do.

Bước 4: Trả kết quả tại “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Thông tin và Truyền thông của địa phương.

Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Thông tin và Truyền thông xem xét, giải quyết hồ sơ và chuyển kết quả cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Trường hợp từ chối, Sở Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời nêu rõ lý do. (Quy định theo Khoản 5 Điều 41 Luật Báo chí 2016)

Các trường hợp bị đình chỉ cuộc họp báo trong nước

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 41 Luật Báo chí 2016 thì cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có quyền đình chỉ cuộc họp báo nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc nội dung họp báo có thông tin sau:

Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung:

  • Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;
  • Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;
  • Gây chiến tranh tâm lý.

Đăng, phát thông tin có nội dung:

  • Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
  • Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
  • Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
  • Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chứa các thông tin liên quan đến lịch sử – nhà nước:

  • Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.
  • Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

Chứa các thông tin liên quan đến con người – xã hội:

  • Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.
  • Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
  • Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án.
  • Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.

Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về vấn đề thủ tục cho phép họp báo

Nếu có bất cứ thắc mắc về việc vấn đề thủ tục cho phép họp báo hoặc cần tham vấn về các vấn đề khác thì hãy liên hệ ngay với công ty Luật Hồng Bàng để được tư vấn kịp thời.

Luật Hồng Bàng – Khởi tạo thành công luôn làm việc tận tâm và chu đáo, là đơn vị uy tín được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đồng hành.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này có thể truy cập vào Website: hongbanglawfirm.com, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!