Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Hợp tác xã của quý khách đang gặp khó khăn, phải tạm dừng hoạt động. Vậy hợp tác xã có thuộc trường hợp bắt buộc bị giải thể hay không? Hồ sơ và thủ tục cần những gì? Do hợp tác xã có sự đặc biệt hơn so với những doanh nghiệp khác nên bài viết dưới đây của Luật Hồng Bàng xin gửi đến quý khách những quy định về giải thể hợp tác xã.

1. Các trường hợp giải thể hợp tác xã

Hợp tác xã sẽ bị giải thể khi gặp những trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Giải thể tự nguyện.

Theo khoản 1 Điều 54 Luật Hợp tác xã 2012 thì đại hội thành viên sẽ quyết định việc giải thể tự nguyện và thành lập hội đồng giải thể tự nguyện. Như vậy, đối với hợp tác xã chỉ có đại hội đồng thành viên có quyền quyết định chấm dứt hoạt động của hợp tác xã.

Trường hợp 2: Giải thể bắt buộc.

Hợp tác xã sẽ bị bắt buộc giải thể khi:

  • Hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục; Tại khoản 1 điều 3 luật hợp tác xã 2012 hợp tác xã phải có ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm.
  • Hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;
  • Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;
  • Theo quyết định của Tòa án.

Như vậy, khi hợp tác xã tự nguyện giải thể, chính hợp tác xã sẽ là bên thực hiện những thủ tục tiến hành giải thể.

Trong trường hợp giải thể bắt buộc, sẽ do ủy ban nhân dân cấp quận/huyện phối hợp với các cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục.

2. Chuẩn bị hồ sơ giải thể hợp tác xã

2.1 Trường hợp giải thể tự nguyện

Thành phần hồ sơ giải thể tự nguyện hợp tác xã như sau:

  • Thông báo về việc giải thể hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục số I-13 Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT;
  • Nghị quyết của đại hội thành viên về việc giải thể hợp tác xã;
  • Biên bản hoàn thành việc giải thể hợp tác xã;
  • Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu của hợp tác xã;
  • Giấy biên nhận của cơ quan thông tin đại chúng về việc nhận đăng thông báo về việc giải thể hợp tác xã hoặc bản in 03 số báo liên tiếp đã đăng thông báo về việc giải thể hợp tác xã.
  • Người có thẩm quyền cần có bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân
  • Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam;
  • Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài.
  • Trường hợp được ủy quyền thì phải có thêm giấy tờ sau:
  • (1) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài);
  • (2) Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

2.2 Trường hợp giải thể bắt buộc

Bản chất của giải thể bắt buộc là trường hợp chấm dứt hoạt động của hợp tác xã theo ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi có sự vi phạm pháp luật trong quá trình thành lập và hoạt động của hợp tác xã.

Vì vậy, thủ tục hồ sơ giải thể sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, bạn không cần chuẩn bị giấy tờ gì.

3. Thủ tục giải thể hợp tác xã

3.1 Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Tiến hành đại hội thành viên và ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện.

Đại hội thành viên thành lập và quy định trách nhiệm, quyền hạn, thời hạn hoạt động của hội đồng giải thể. Hội đồng giải thể bao gồm: đại diện hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, ban điều hành, đại diện của thành viên.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đại hội thành viên ra quyết định thành lập hội đồng giải thể phải thực hiện các công việc sau:

  • Thông báo về việc giải thể tới Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; đăng báo địa phương nơi hợp tác xã hoạt động trên 03 số liên tiếp về việc giải thể;
  • Thông báo tới tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; thực hiện việc xử lý tài sản, vốn của hợp tác xã;
  • Tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã.

Sau khi hoàn thành việc giải thể, hội đồng giải thể gửi 01 bộ hồ sơ về việc giải thể hợp tác xã tới Bộ phận một cửa cấp huyện (Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện), nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.

Hợp tác xã có thể nộp hồ sơ giải thể bằng các cách sau:

  • Nộp trực tiếp;
  • Qua dịch vụ bưu chính công ích;
  • Qua mạng điện tử trong trường hợp Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã được phát triển.

3.2 Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ giải thể

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ giải thể tự nguyện là cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã cụ thể là Phòng Tài chính – Kế hoạch (thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi hợp tác xã có trụ sở chính.

Hồ sơ giải thể tự nguyện hợp tác xã được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã

Sau khi tiếp nhận hồ sơ giải thể tự nguyện hợp tác xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch tiến hành ra xác nhận về việc giải thể của hợp tác xã và ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

Hợp tác xã phải nộp lại bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã khi nhận giấy xác nhận về việc giải thể hợp tác xã và quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

Nếu không thực hiện đăng ký giải thể cho hợp tác xã thì Phòng Tài chính – Kế hoạch thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.

3.3 Nhận kết quả

Hợp tác xã sẽ nhận được giấy xác nhận về việc giải thể hợp tác xã từ Phòng Tài chính – Kế hoạch nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.

4. Thời gian thực hiện giải thể hợp tác xã

Sau khi hoàn thiện hồ sơ theo quy định, hội đồng giải thể phải gửi một bộ hồ sơ về việc giải thể hợp tác xã, kèm theo biên bản hoàn thành việc giải thể tới Phòng Tài chính – Kế hoạch.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Tài chính – Kế hoạch tiến hành xem xét hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện thì xóa tên hợp tác xã trong sổ đăng ký, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, ra thông báo về việc giải thể hợp tác xã.

Trên đây là bài viết chi tiết hướng dẫn Thủ tục giải thể hợp tác xã của Luật Hồng Bàng.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư:  Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!  

Công ty Luật Hồng Bàng./.