Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Theo quy định của Nhà nước, người dân có trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân dựa trên mức thu nhập hàng tháng. Tuy nhiên, cũng có những người thu nhập chỉ đủ chi phí sinh hoạt tối thiểu; nếu tất cả đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân, người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vậy mức thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư Hồng Bàng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Quản lý thuế 2019

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Theo Luật Quản lý thuế 2019 thì có thể hiểu: Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu; tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.

Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân gồm:

Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau:

– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân

Như định nghĩa nêu trên, mức thu nhập phải thuế thu nhập cá nhân chỉ được tính sau khi đã trừ các khoản được giảm trừ:

Giảm trừ gia cảnh

Mỗi người nộp thuế được giảm trừ 9 triệu đồng/tháng (tức 108 triệu đồng/năm)

Mỗi người phụ thuộc được giảm từ 3.600.000 đồng/tháng.

Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng. Bao gồm:

  • Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
  • Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Người nộp thuế có thu nhập từ 9.000.000 đồng/tháng trở xuống không phải khai người phụ thuộc.

Người nộp thuế có thu nhập từ 9.000.000 đồng/tháng trở lên và có người phụ thuộc thì sẽ phải khai và đăng ký người doanh nghiệp, với người sử dụng lao động. Doanh nghiệp tổng hợp lại. Và nộp tờ khai đăng ký thuế, tờ khai đăng ký người phụ thuộc cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện

Người lao động sẽ phải bắt buộc tham gia bảo hiểm và các khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện. Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.

Mức đóng vào, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện theo quy định được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng. Mức đóng bảo hiểm sẽ thực hiện theo pháp luật về an sinh xã hội.

Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của người nộp thuế là cá nhân cư trú.

Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công của năm tính thuế phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến học.

Mức thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu?

Thu nhập từ kinh doanh thuộc diện chịu thuế TNCN

Thu nhập từ kinh doanh thuộc diện chịu thuế TNCN bao gồm:

– Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;

– Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.”

Thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập từ tiền lương, tiền công chịu thuế TNCN bao gồm:

– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản:

  • Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh;
  • Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành; nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
  • Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
  • Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; trợ cấp do suy giảm khả năng lao động; trợ cấp hưu trí một lần; tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
  • Trợ cấp thôi việc; trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động;
  • Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp; trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.

Thu nhập từ đầu tư vốn thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập từ đầu tư vốn thuộc thu nhập chịu thuế TNCN bao gồm:

– Tiền lãi cho vay;

– Lợi tức cổ phần;

– Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác trừ trái phiếu Chính Phủ

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân

– Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;

– Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;

– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;

– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;

– Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.

Thu nhập từ trúng thưởng thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:

– Trúng thưởng xổ số;

– Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại;

– Trúng thưởng trong các hình thức cá cược.

Thu nhập từ bản quyền

Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:

– Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ;

– Thu nhập từ chuyển giao công nghệ

Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại; theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện luật định. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại cũng là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Như vậy qua phân tích, chúng ta có thể kết luận rằng:

  • Người lao động có thu nhập từ 11.000.000 đồng/tháng (không có người phụ thuộc) trở lên có thể sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Có thêm 01 người phụ thuộc thì chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi thu nhập tăng thêm 4.4 triệu đồng/tháng.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất.

Công thức tính như sau
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế – Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản giảm trừ (đã nêu trên).

Thuế suất được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. Gồm 7 bậc với mức thuế suất từ 5-35% đối với từng mức thu nhập tính thuế/tháng.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua emaillienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!