Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất, lưu trữ, phân phối hoặc bán lẻ các sản phẩm thực phẩm. Để được cấp chứng nhận, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh phải nộp hồ sơ xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm đến cơ quan có thâm quyền xem xét và đánh giá. Kết thúc quá trình thẩm duyệt, nếu đáp ứng được các yêu cầu theo quy định thì tổ chức sẽ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ diều kiện an toàn thực phẩm đi vào hoạt động hợp pháp. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn về điều kiện, thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và tiết kiệm thời gian trong khâu chuẩn bị.

I, Căn cứ pháp lý

  • Luật an toàn thực phẩm 2010 số 55/2010/QH12
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP

II, Điều kiện Cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm hay còn được gọi với nhiều tên khác như: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm,.. để được cấp giấy phép an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh của nhà hàng dưới đây:

  • Bố trí bếp theo nguyên tắc một chiều;
  • Có đủ hệ thống bồn rửa: bồn rửa rau, bồn rửa thịt, bồn rửa dụng cụ;
  • Hệ thống cống rãnh kín, thoát nước tốt, không ứ đọng, dễ vệ sinh;
  • Có biện pháp phòng chống côn trùng, động vật gây hại: Lắp lưới chắn côn trùng khu vực có cửa mở, đèn bắt côn trùng, bẫy chuột;
  • Đèn chiếu sáng nêu là bóng thủy tinh phải được che chắn lại, tránh trường hợp cháy nổ mảng vỡ rơi vào thực phẩm;
  • Phân riêng các dụng cụ sơ chế đồ sống và đồ chín;
  • Bảo quản thực phẩm sống chín riêng biệt;
  • Các nguyên liệu được chiết ra khỏi bao bì gốc chứa và bao bì khác ( hũ nhựa, chai) phải dán nhãn phụ thể hiện được thông tin sản phẩm;
  • Dụng cụ chứa thực phẩm phải có tủ kín bảo quản;
  • Các sản phẩm chế biến sẵn để sử dụng trong nhiều ngày phải dán nhãn ghi thông tin sản phẩm;
  • Lập sổ kiểm tra ba bước;
  • Các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm phẳng, dễ vệ sinh, không bị ăn mòn, rỉ, sét;
  • Nhà vệ sinh không được nằm trong khu vực chế biến và trước hướng đi của thực phẩm;
  • Nguyên liệu chế biến phải có hoá đơn, chứng từ nguồn gốc rõ ràng;
  • Có đủ nước đảm bảo chất lượng theo quy định dùng mục đích chế biến;
  • Chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia chế biến phải đáp ứng về khám sức khoẻ định kỳ, kiến thức an toàn thực phẩm

III, Thủ tục xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng

Sau khi đã đáp ứng các điều kiện an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, doanh nghiệp tiến hành thực hiện thủ tục xin cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng thông qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh ;
  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, các trang thiết bị, những dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về ATVPSTP của chủ nhà hàng và người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ nhà hàng và người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm được cấp bởi Sở Y tế cấp huyện trở lên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như hướng dẫn, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ và đóng lệ phí đăng ký giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng taị: Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm cấp tỉnh hoặc Ban quản lý an toàn thực phẩm cấp tỉnh và thành phố.

Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan tiếp nhận sẽ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ hoàn thiện. Quá thời hạn bổ sung, doanh nghiệp chưa hoàn thành thì hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng sẽ bị huỷ.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ viết giấy hẹn cho doanh nghiệp. Đoàn đánh giá sẽ đến nhà hàng để kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến kinh doanh của nhà hàng và yêu cầu khắc phục (nếu có)

Bước 3: Báo cáo khắc phục và chờ kết quả

Kết thúc thời hạn khắc phục, nhà hàng phải gửi báo cáo khắc phục cho đoàn thanh tra xem xét. Nếu báo cáo khắc phục không phù hợp hoặc quá thời hạn khắc phục, doanh nghiệp sẽ không được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua emaillienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.