Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, là những hành vi gây hậu quả nguy hiểm cho nhà nước và xã hội, việc vi phạm này xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước. Trước hành vi xâm phạm, vi phạm hành chính ngày càng gia tăng, với tính chất phức tạp và các hình thức vi phạm đa dạng, cũng như tính chất nguy hiểm cho xã hội thì hoạt động xử lý vi phạm hành chính luôn là vấn đề được quan tâm nhiều đến, việc xử lý những hành vi vi phạm này với mục đích bảo vệ trật tự xã hội và không ngừng gia tăng pháp chế xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật quy định về việc xử phạt việc vi phạn ngày càng hoàn thiện. Hãy cùng Luật Hồng Bàng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP
  • Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012

Ai có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính?

Theo các điều từ 38 đến 51 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc về các chủ thể sau:

1/ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

2/ Công an nhân dân

3/ Bộ đội biên phòng

4/ Cảnh sát biển

5/ Hải quan

6/ Kiểm lâm

7/ Kiểm ngư

8/ Cơ quan Thuế

9/ Quản lý thị trường

10/ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

11/ Thanh tra

12/ Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thuỷ nội địa

13/ Tòa án nhân dân

14/ Kiểm toán nhà nước

15/ Cơ quan thi hành án dân sự

16/ Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình: theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ thì các chủ thể có thẩm quyền xử phạt gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư, Quản lý thị trường, Thanh tra, Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Theo Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.

Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật này, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.

2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến 51 của Luật này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.

Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

4. Trường hợp vụ việc vi phạm hành chính có nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:

a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

c) Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính là nội dung được quy định tại Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản 2, 2a, 3, 3a và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 43; các khoản 2, 3 và 4 Điều 43a; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44; các khoản 2, 3 và 4 Điều 45; Điều 45a; các khoản 2, 3 và 4 Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4 Điều 48; khoản 2 Điều 48a; các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều 51 của Luật này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

2. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc, đồng thời với việc giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 119 của Luật này. Việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.

3. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua emaillienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.