Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Hiện nay trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp đều phải đảm bảo được các vấn đề liên quan đến môi trường. Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Vậy thủ tục đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường như thế nào? Hãy cùng Luật Hồng Bàng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Cam kết bảo vệ môi trường là gì?

Cam kết bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với cộng đồng và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và kỹ thuật cụ thể của dự án, tiến hành dự báo, đánh giá những tác động tiềm tàng tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp mà việc thực hiện dự án có thể gây ra cho môi trường.

Trên cơ sở những dự báo và đánh giá này, đề xuất những biện pháp giảm thiểu (bao gồm quản lý và kỹ thuật) nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đến môi trường.

2. Mục đích của lập cam kết bảo vệ môi trường

Hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường giúp chúng ta phân tích, đánh giá, dự báo các ảnh hưởng đến môi trường, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường.

Mặt khác, việc lập cam kết bảo vệ môi trường là cơ sở để yêu cầu chủ dự án thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng nội dung đã cam kết nhằm giảm thiểu, hạn chế các tác động xấu đến môi trường, con người trong giai đoạn tiến hành dự án và khi dự án đã đi vào hoạt động.

Đây cũng là một văn bản pháp lý về môi trường mà ở đó một dự án khi đi vào hoạt động cần phải liệt kê đầy đủ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các nguồn phát sinh ra các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn…)

Vì vậy, lập cam kết bảo vệ môi trường nhằm mục đích:

  • Là một văn bản pháp lý cần thiết đáp ứng tiêu chí cần và đủ cho một dự án trước khi đi vào hoạt động
  • Đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn định mà không gặp các rắc rối liên quan đến môi trường
  • Việc sử dụng các nguồn lực khác liên quan đến dự án như quỹ đất dự trù, cơ sở hạ tầng, nguồn điện, nước…được lên kế hoạch sẵn, không dẫn đến thụ động hoặc tốn nhiều chi phí để quy hoạch lại khi dự án đã đi vào hoạt động.

3. Đối tượng lập cam kết bảo vệ môi trường gồm những ai?

Theo đó, những đối tượng lập cam kết bảo vệ môi trường bao gồm:

  • Những dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định 29/2011/NĐ-CP Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình có phát sinh chất thải sản xuất.
  • Dự án thay đổi địa điểm thực hiện, thay đổi chủ sở hữu
  •  Dự án không triển khai thực hiện trong thời hạn hai bốn (24) tháng, kể từ ngày bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký.
  • Dự án đã được đăng ký xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng tiến hành cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất đến dưới mức quy định theo Phụ lục II Nghị định 29/2011/NĐ-CP.

4. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục

Để đáp ứng được yêu cầu, thực hiện thủ tục thì việc làm cam kết bảo vệ môi trường phải được thực hiện trước khi thực hiện đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc trước khi đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động quy định tại điều 31 Nghị định 29/2011/NĐ-CP.

Theo đó, chủ dự án lập cam kết bảo vệ môi trường phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong bản cam kết đã được đăng ký.

5. Hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường

Đối với những dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường mà bạn cần chuẩn bị sẽ bao gồm:

  • 03 bản cam kết bảo vệ môi trường của công ty với bao gồm: trang bìa, trang phụ bìa. Cấu trúc, nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 5.1 và 5.2 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT;
  • 01 báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án có chữ ký (ghi rõ họ tên, chức danh) của người đại diện  pháp luật có thẩm quyền, đóng dấu của cơ quan chủ dự án (nếu có).

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất, hồ sơ đăng ký bản CKBVMT gồm:

  • 3 bản cam kết bảo vệ môi trường bao gồm: trang bìa, trang phụ bìa. Với yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.3 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT.

6. Thời điểm lập cam kết bảo vệ môi trường

Mỗi dự án đáp ứng đủ yêu cầu để lập cam kết bảo vệ môi trường thì sẽ phải lập cam kết bảo vệ môi trường vào những thời điểm khác nhau theo luật định, cụ thể như sau:

  • Đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, bạn phải đăng ký cam kết bảo vệ môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác.
  • Đối với dự án thăm dò dầu khí, bạn phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi khoan thăm dò.
  • Đối với dự án đầu tư có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng, bạn phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng.
  • Đối với các dự án, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 31 Nghị định 29/2011/NĐ-CP thì bạn phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi thực hiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

7. Thủ tục đăng ký cam kết bảo vệ môi trường

Các bước thực hiện thủ tục đăng ký cam kết bảo vệ môi trường sẽ bao gồm những bước sau:

Bước 1: Cá nhân, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung làm hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

Bước 2: Trong thời hạn năm 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án, chủ cơ sở biết về việc chấp nhận hồ sơ hoặc không chấp nhận hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường.

  • Trường hợp không chấp nhận, phải nêu rõ lý do bằng văn bản thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức
  • Trường hợp chấp nhận, Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại  Mẫu số 03 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP cho chủ dự án và gửi bản kế hoạch bảo vệ môi trường cho chủ dự án, cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mỗi nơi một (01) bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký; trường hợp dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện trên địa bàn từ hai (02) huyện trở lên, phải gửi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan.

Bước 3: Bạn nhận kết quả tại Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường

Trên đây là bài viết chi tiết hướng dẫn về Thủ tục đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của Luật Hồng Bàng.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư:  Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!  

Công ty Luật Hồng Bàng./.